Những bộ phận cơ thể người đã được nuôi cấy thành công

Con người cũng thay toàn bộ lớp ngoài của da của mình mỗi năm. Tuy nhiên, những bộ phận cơ thể hoàn chỉnh không nằm trong phạm vi con người tự tái tạo lại được. Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm nhiều bộ phận cơ thể người.

Ống dẫn trứng

Các nhà khoa học tại Viện Max Planck, Berlin Đức tuyên bố đã phát triển một kỹ thuật mới cho phép nuôi cấy thành công lớp niêm mạc trong cùng của ống dẫn trứng con người trong phòng thí nghiệm. Lớp niêm mạc là nơi viêm nhiễm và ung thư khởi phát. Các nhà nghiên cứu đã thu thập tế bào gốc từ các tế bào biểu mô sau đó nuôi cấy chúng trong điều kiện đặc biệt. Kỹ thuật mới này sẽ cung cấp nhiều hiểu biết hơn về các thành phần thiết yếu của hệ sinh sản nữ, đồng thời gợi ra hướng đi mới tiềm năng cho việc điều trị những rối loạn sinh sản khác.

Não mini

Một bộ não với kích thước mini được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm từ tế bào người để hỗ trợ quá trình thử thuốc hiệu quả hơn so với cách thử nghiệm trên chuột trước đây. Các nhà khoa học tại ĐH bang Ohio (Mỹ) đã nuôi cấy não có kích thước như đầu bút chì, có cấu trúc giống hệt bộ não của thai nhi 5 tuần tuổi với các tế bào thần kinh hoạt động. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sản xuất các mô hình não mini trên quy mô lớn để phục vụ nghiên cứu vì sử dụng não mini sẽ thay thế việc thử nghiệm trên động vật và đem lại hiệu quả cao hơn.

Trái tim mini

Từ các tế bào gốc thành cơ tim và các mô liên kết, các nhà nghiên cứu Mỹ đã nuôi cấy thành các buồng nhỏ tạo thành tim mini. Kenvin Healy - Giáo sư về kỹ thuật sinh học, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học California, cho biết: “Công nghệ này giúp chúng tôi nhanh chóng kiểm tra các loại thuốc có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh ở tim và những tác dụng nguy hiểm với tim khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Phổi mini

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ đã phát triển thành công các phế nang phổi 3D thành phế quản, các cấu trúc đường dẫn khí, túi phổi “mini”. Với mục đích nghiên cứu và đưa ra các liệu pháp phù hợp để điều trị các bệnh về phổi bao gồm cả xơ phổi vô căn. Các nhà khoa học đã phủ các hạt gel nhỏ bởi các tế bào gốc có nguồn gốc từ phổi và sau đó cho phép chúng tự lắp ghép thành các hình dạng của các túi khí trong phổi của con người và họ đã thành công trong việc tạo ra phổi mini “organoid” ba chiều - chưa phải hoàn chỉnh. Các mô giống phổi phát triển trong phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để nghiên cứu các bệnh.

Dạ dày mini

Việc nuôi cấy thành công dạ dày mini trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học tại Bệnh viện nhi Cincinati, bang Ohio, Mỹ mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các phương pháp điều trị những căn bệnh liên quan đến dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc đa năng của con người để phát triển thành tế bào dạ dày, sau đó nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau 1 tháng, các tế bào này phát triển thành một dạ dày hoàn chỉnh, có đầy đủ chức năng như dạ dày thật với đường kính khoảng 3mm và hình dạng giống quả bóng bầu dục. Các thử nghiệm ban đầu trên chuột cho thấy dạ dày mini có thể dùng làm miếng vá các lỗ hổng do viêm loét dạ dày gây ra. Theo nhà nghiên cứu Jim Wells tại Bệnh viện Nhi Cincinnatri: “Chưa có nghiên cứu nào trước đây tạo ra được tế bào dạ dày từ các tế bào gốc đa năng của con người. Thông thường, các nhà nghiên cứu hay sử dụng động vật để nghiên cứu”.

m đạo

Vào tháng 4/2014, một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí The Lancet cho thấy các nhà khoa học từ Viện Y học tái sinh thuộc Trung tâm Y tế Wake Forest, Mỹ đã thành công trong việc cấy âm đạo nhân tạo cho 4 nữ bệnh nhân trong độ tuổi từ 13 - 18. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ và các tế bào biểu mô - những tế bào lót các khoang của cơ thể - thu được từ một sinh thiết nhỏ đối với bộ phận sinh dục bên ngoài của mỗi bệnh nhân để phát triển âm đạo cho họ. Các tế bào sau đó được trích lấy từ các mô, giãn rộng và đặt lên một vật liệu phân hủy sinh học trong khuôn hình âm đạo. Mỗi khuôn âm đạo được chỉnh sửa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Khoảng 5-6 tuần sau sinh thiết, các bác sĩ tạo một đường ống vào khung xương chậu của bệnh nhân và khâu khuôn âm đạo vào cấu trúc sinh dục. m đạo nhân tạo được cấy ghép cho những phụ nữ mắc chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser bẩm sinh, một rối loạn gene hiếm gặp khiến chủ thể không có hoặc không phát triển đầy đủ âm đạo, tử cung.

Những bộ phận cơ thể người đã được nuôi cấy thành công m đạo nhân tạo.

Thực quản

Tại Đại học Y Kuban State, ở Krasnodar, Nga, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra thực quản nhân tạo bằng cách phát triển tế bào gốc trên khung trong vòng 3 tuần. Thực quản nhân tạo đã được cấy ghép thành công trên chuột.

Tai người

Theo The Epoch Times hôm 26/1 đưa tin, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tokyo và Đại học Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng công nghệ tế bào gốc nuôi cấy tai người trên lưng một con chuột. Nhóm nghiên cứu tái lập trình các tế bào gốc để chúng phát triển thành tế bào sụn, sau đó đưa chúng vào trong khuôn sinh học hình tai người. Hệ thống này được đặt dưới da con chuột đang sống và các tế bào phát triển trong khoảng 2 tháng. Chiếc khuôn tự hòa tan và hình thành một tai người dài khoảng 5cm. Các nhà khoa học hy vọng phương pháp mới sẽ khôi phục lại tai cho những người bị dị tật bẩm sinh, gặp tai nạn. Quá trình thử nghiệm lâm sàng sẽ được thực hiện trong 5 năm tới.

Tế bào gan

Các nhà khoa học thuộc Viện điều trị phục hồi Wake Forest Mỹ đã nuôi cấy gan trong phòng thí nghiệm từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh và sử dụng chất collagen được lấy từ gan động vật để kết nối các tế bào gan lại với nhau. Sau 1 tuần được nuôi dưỡng đặc biệt trong phòng thí nghiệm, những lá gan đã bắt đầu hình thành và có hình dạng gan người nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Đây là một bước tiến quan trọng mở ra cơ hội cấy ghép gan cho hàng nghìn bệnh nhân trên toàn thế giới.

Minh Huệ

((Theo LS, 7/2017))